Close Menu
    Facebook X (Twitter) Instagram
    Tin ẩm thực
    • Nấu ăn
      • Món ăn chay
      • Món ăn cho bé
      • Món ăn hàng ngày
      • Nấu ăn vặt , ăn nhẹ
    • Làm bánh
    • Tin ẩm thực
      • Ẩm thực độc đáo
    • Giảm cân
    • Tin khác
    • LINK
      • Bet 12 Space
      • 12b12 Life
      • cwin
      • 79king
    • Đăng Nhập
    Facebook X (Twitter) Instagram
    Tin ẩm thực
    Home»Thực đơn - Công thức»Ăn cá không bỏ thận: Thói quen “chết người”
    Thực đơn - Công thức

    Ăn cá không bỏ thận: Thói quen “chết người”

    By 16/11/2015Không có bình luận3 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Thận cá chứa nhiều chất độc nhưng ít ai biết và cắt bỏ.
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Những nguy hiểm từ đồ dùng bằng nhôm tái chế

    Rau sống rửa 3 nước vẫn nguy hiểm cho người ăn

    6 nguy hiểm khó lường khi dùng lò vi sóng

    Top những món ngon càng ăn càng nguy hiểm

    Cá là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Thịt cá rất giàu dinh dưỡng như vitamin, protein, canxi, kẽm,…Tuy nhiên, ít ai biết rằng, có những bộ phận trong cơ thể cá gây nguy hiểm tới sức khỏe con người.

    Những bộ phận độc hại của cá

    Theo thạc sĩ Bùi Tấn (Viện khoa học Địa chất & Khoáng sản – Bộ Tài nguyên Môi trường), những chất độc hại trong đất, nước có ảnh hướng rất lớn tới môi trường sống của các loài cá. Do vậy, cá dễ dàng nhiễm bệnh và gây hại tới sức khỏe của con người.

    Thạc sĩ Tấn cho biết: “Các chất độc hại, đặc biệt là kim loại nặng có nhiều trong thận, sau đó đến gan, mang, cơ của cá. Khi nhiễm bệnh thì các bộ phận không nên ăn”.

    Th.s Tấn giải thích, khi chế biến, mọi người có thể bỏ gan, lòng, mang nhưng vẫn phải ăn cơ. Đặc biệt, thận cá chứa nhiều chất độc nhưng ít ai biết và cắt bỏ.

    Ăn cá không bỏ thận: Thói quen “chết người” - 1

    Thận cá chứa rất nhiều chất độc nhưng ít ai biết (Ảnh minh họa: Internet)

    Cách nhận biết cá bị nhiễm độc và ướp hóa chất

    Khi cá bị nhiễm các chất độc hại, bằng mắt thường khó có thể nhận biết.  Th.s Tấn khẳng định: “Chỉ làm các xét nghiệm phân tích mới có thể biết cá bị nhiễm độc kim loại nặng ở mức độ nào”.

    Tuy nhiên, đối với cá đông lạnh có thể nhận biết cá ướp hóa chất bằng mắt thường thông qua mang cá, thịt cá và khi chế biến cá.

    – Mang cá: Khi làm cá, máu tươi đọng lại trong mang thì chứng tỏ cá tươi. Còn, không có máu đỏ, nhìn cá tươi thì cá đã được ướp hàn the.

     Ăn cá không bỏ thận: Thói quen “chết người” - 2

    Thạc sĩ Bùi Tấn khẳng định: “Chỉ làm các xét nghiệm phân tích mới có thể biết cá bị nhiễm độc kim loại nặng ở mức độ nào”

    – Thịt cá nhẽo, dễ tróc vẩy: Cá ướp hàn the, ure nhìn rất tươi nhưng khi ấn tay vào thân cá thì thịt cá rất mềm, mình cá lõm xuống và ngửi có mùi lạ. Đặc biệt, cá dễ dàng bị tróc vẩy, thịt nhẽo,…

    – Xuất hiện bọt đen khi nấu cá: Cá tươi, khi nấu xương có màu trắng. Nhưng, cá ướp hàn the khi nấu nổi bọt đen và xương cá có màu đen.

    Nguy hiểm tới sức khỏe

    Khi ăn phải cá nhiễm kim loại nặng hoặc có các chất phooc – môn bảo quản sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người. “Các độc chất của cá sẽ đi vào theo hệ tiêu hóa rồi sinh bệnh. Hoặc, chưa sinh bệnh thì có thể tích tụ trong cơ thể gây rối loạn trao đổi chất, thậm chí di duyền cho đời sau”, thạc sĩ Tấn cho biết.

    Để đảm bảo sức khỏe, mọi người cần chọn những loại cá tươi, được nuôi tại môi trường an toàn, không có kim loại nặng hoặc ướp hóa chất độc hại. Nên chọn mua những loại thực phẩm được bảo quản tốt trong hệ thống cấp đông, tủ lạnh,…

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email

    Related Posts

    Cách làm trứng cút ngâm tương ngon, chuẩn vị Hàn Quốc

    17/09/2024

    Cách làm trứng gà ngâm tương ngon “xoắn lưỡi”

    17/09/2024

    4 món chay từ nấm rơm hấp dẫn không thể bỏ qua

    17/09/2024

    Comments are closed.

    Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
    © 2025 ThemeSphere. Designed by ThemeSphere.

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.