Nấu ăn ngon – Dưới đây là một vài mẹo nhỏ hay ho giúp chị em “chữa cháy” cho nồi cơm bị sống, cứng, nhão, khê.
Mẹo chữa cơm sống
Cơm sống có thể do thiếu nhiệt hoặc ít nước quá. Trước tiên hãy đảo cơm cho tơi hết ra rồi chuyển sang một nồi khác. Dùng rượu rưới vào cơm theo tỷ lệ 1 rượu 10 cơm, bắc lên bếp đun lửa thật nhỏ cho đến khi bốc hơi hết. Cơm sẽ chín mà chẳng lo còn mùi rượu lưu lại trong cơm.
Mẹo chữa cơm cứng (cơm khô)
Để chữa nồi cơm bị cứng vì thiếu nước, hãy lấy đũa chọc nhiều lỗ vào cơm, sau đó cho ít nước ấm vào nồi nấu tiế
Để chữa nồi cơm bị cứng vì thiếu nước, hãy lấy đũa chọc nhiều lỗ vào cơm, sau đó cho ít nước ấm vào nồi nấu tiếp. Lưu ý với những nồi cơm bị cứng tránh mở vung ra nhiều, vì sẽ làm bay hơi và cơm khó mềm được.
Mẹo chữa cơm nhão
Đa phần chị em đều cho rằng cơm cứng còn chữa được chứ cơm nhão thì rất khó. Tuy nhiên, vẫn có cách giúp cho nồi cơm ấy ngon trở lại. Cắt những mẩu ruột bánh mì để lên trên mặt cơm và mở nắp liên tục để nước không đọng lại trên vung. Lúc cơm chín tới, xúc ra một cái đĩa cho cơm bốc hơi, làm như thế cơm của bạn sẽ bớt nhão phần nào.
Mẹo chữa cơm khê
Mùi cơm khê thật khó chịu, ăn cơm phần trên cũng chẳng ngon nữa nên thường chị em sẽ bỏ đi để nấu nồi khác rất lãng phí. Hãy thực hiện một trong những “mẹo” chữa cơm khê sau:
Cách 1: Dùng một cái khăn sạch trải che kín mặt cơm, sau đó cho than hoa lên trên. Đậy kín nồi, khoảng 15 phút mở ra, mùi khê của cơm sẽ được than hút sạch.
Cách 2: Cho nước lạnh vào một cái chén, đặt vào giữa nồi cơm bị khê, ấn cho miệng bát bằng xuống với cơm. Tiếp đó đậy nồi cơm lại, dùng lửa nhỏ để ủ cơm 1-2 phút rồi mở nồi ra, cơm sẽ không còn mùi khê.
Cho nước lạnh vào một cái chén, đặt vào giữa nồi cơm bị khê, ấn cho miệng bát bằng xuống với cơm. Tiếp đó đậy nồi cơm lại, dùng lửa nhỏ để ủ cơm 1-2 phút rồi mở nồi ra, cơm sẽ không còn mùi khê.
Cách 3: Khi cơm khê, lập tức tắt bếp, đặt vào trong nồi cơm một miếng vỏ bánh mì rồi đậy vung lại. 5 phút sau, vỏ bánh mì sẽ hút hết mùi khê cháy trong cơm.
Cách 4: Một cách nữa là lấy phần đầu hành lá, cắt khoảng vài khúc, cắm vào cơm, sau đó đậy nắp để một lúc rồi mở ra, cơm sẽ hết mùi khê.
Cách 5: Trong trường hợp cơm khê quá nặng, hãy xới hết phần cơm không bị khê phía trên ra, cho vào một nồi khác. Đem ngâm nồi này vào một chậu nước để nơi thoáng mát khoảng 10 phút, mùi khê sẽ vơi đi nhiều. Tuy nhiên, cách làm này sẽ khiến cơm bị nguội đôi chút.
Cách 6: Dùng một cục than củi cháy đỏ cho vào bát, đặt vào nồi cơm, rồi đậy kín vung lại. 10 phút sau mở vung, lấy bát than ra, mùi khê sẽ được cục than củi hút hết nên cơm sẽ không có mùi. Cách này hay sử dụng cho những chuyến đi picnic hay cắm trại sẽ rất tiện lợi.
Mẹo nấu cơm để không bị trào
Nếu nấu cơm hay bị trào ra ngoài thì ta nên vo gạo trước khoảng 3 giờ, lưu ý là ngâm lượng nước vừa phải thôi nhé sau đó mới đem nấu nha.
Mẹo nấu cơm bằng nồi cơm điện không bị dính nồi
Khi chúng ta nấu cơm bằng nồi cơm điện thường hay bị dính nồi làm ta rất là bực mình, sau đây là một số kinh nghiệm mà Sửa điện lạnh hà nội giới thiệu cho các bạn để khắc phục tình trạng này nhé.
Đầu tiên là phải lựa chọn nồi cơm điện có chất lượng tốt và có khả năng tránh được tình trạng cơm bị dính ở đáy nồi.
Đầu tiên là phải lựa chọn nồi cơm điện có chất lượng tốt và có khả năng tránh được tình trạng cơm bị dính ở đáy nồi.Chúng ta nên ưu tiên chọn các sản phẩm dày vì khi đáy nồi mỏng nó sẽ hấp thu sức nóng nhanh hơn dẫn tới tình trạng làm cơm bị cháy và dính nồi.
Trước khi dùng nồi cơm điện bạn phải chú ý vệ sinh thật sạch nồi cơm của bạn trước vì những lớp bột cơm còn sót lại có thể sẽ dễ dàng bị cháy trong lần đun nấu tiếp theo nên sẽ làm cho nồi cơm sẽ bị dính tiếp nhiều hơn.
Chúng ta cũng phải tuyệt đối lưu ý là không nên sử dụng miếng lau rửa bằng kim loại để chùi rửa nồi cơm vì chúng có thể tạo ra những vết xước nhỏ trên bề mặt đáy nồi và từ đó, thức ăn sẽ bám dính chặt vào đáy nồi cơm điện của bạn trong quá trình nấu.
Chúng ta cũng hạn chế dùng đồ bằng kim loại vì có thể làm xước trên bề mặt chống dính của nồi cơm.