Dâu tây có tên khoa học là Fragaria hay còn gọi là dâu đất, là một chi thực vật hạt kín và loài thực vật có hoa thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).
Dâu tây có xuất xứ từ châu Mỹ và được các nhà làm vườn châu Âu cho lai tạo vào thế kỷ 18 để tạo nên giống dâu tây được trồng rộng rãi như hiện nay. Loài này được (Weston) Duchesne miêu tả khoa học đầu tiên năm vào 1788. Dâu tây được trồng lấy quả ở vùng ôn đới. Với mùi thơm hấp dẫn cùng vị dâu ngọt lẫn chua nên dâu tây được rất nhiều người ưa chuộng.
Ở Việt Nam, khí hậu mát mẻ của miền núi Đà Lạt là môi trường thích hợp với việc canh tác dâu nên loại trái cây này được xem là đặc sản của vùng cao nguyên này.
Dâu tây rất tốt cho sức khỏe và thường được dùng để làm món tráng miệng, sinh tố, làm bánh… vì thế nó được rất nhiều người mua để sử dụng. Nắm bắt được nhu cầu đó, một bộ phận người bán hàng đã lợi dụng thương hiệu dâu tây Đà Lạt để kiếm lời. Họ nhập dâu tây của Trung Quốc rồi quảng cáo thành dâu của Đà Lạt, sau đó bán với giá “cắt cổ” từ 20.000 – 25.000 đồng, thậm chí là 30.000 đồng/lạng.
Để phân biệt được hai giống dâu tây này, chị em cần lưu ý những đặc điểm sau:
Về hình dạng quả:
– Dâu tây Đà Lạt quả to, quả nhỏ không đồng đều, nhiều hình khối khác nhau, trong đó có loại quả còn hơi dài (giống từ Pháp về).
– Dâu tây Trung Quốc quả to khá đều nhau, rất đẹp.
Về kích thước quả:
– Quả vừa phải, không quá to trong khi đó dâu tây của Trung Quốc quả to và trội hơn hẳn.
Độ cứng:
– Dâu tây Đà Lạt mềm, vỏ không nhẵn và mịn còn dâu của Trung Quốc quả có độ cứng nhất định, vỏ mịn hơn.
Về màu sắc:
– Dâu tây Trung Quốc có màu sắc rất đỏ thậm như hàng nhuộm. Phần lá phủ trên cuống quả rất mướt, phủ đến hơn 1/3 trái dâu và có màu xanh đậm, và to, phủ lên thân quả khả nhiều.
– Dâu tây Đà Lạt quả sáng, màu hồng nhạt hoặc hơi đỏ nhưng không đều nhau giữa các quả, phần gần cuống màu hơi trắng. Phần lá phủ trên cuống trái dâu Đà Lạt mỏng, ngắn và có màu xanh nhạt. Có loại dâu tây Đà Lạt được lấy giống từ Pháp về thì quả màu đỏ thậm hơn một chút (nhưng chưa thậm bằng dâu Trung Quốc) xong quả lại hơi dài so với bình thường. Phần lá phủ của giống dâu này rất bé, và nhọn (xem hình bên dưới).
Về mùi vị:
– Quả dâu tây Đà Lạt ăn mềm dai và chua thanh có mùi thơm rất đặc trưng.
– Dâu Trung Quốc khi ăn sẽ có cảm giác bở rõ rệt, không có vị ngọt và chua, có mùi thơm nhẹ…
Thịt quả:
– Dâu Đà Lạt có phần thịt quả màu đỏ nhạt xen lẫn màu trắng, còn dâu tây Trung Quốc có màu đỏ đậm hơn, phần màu trắng bên trong rất ít.
Về thời gian bảo quản:
– Đặc điểm này dễ phân biệt hơn cả bởi lẽ, dâu Đà Lạt gốc thường không sử dụng loại thuốc bảo quản nào, do đó không thể để được lâu, chỉ dùng trong 2,3 ngày ở nhiệt độ 15 độ C. Còn nắng hanh thì một ngày dâu đã héo cuống và thâm.
– Trong khi đó thì dâu Trung Quốc để ở điều kiện bình thường (25 – 32 độ) thì 7 – 10 ngày vẫn còn tươi.
Để cho rõ hơn, chị em có thể quan sát hình ảnh so sánh bên dưới đây nhé:
Dâu tây Đà Lạt và dâu tây Trung Quốc nhìn bên ngoài (Ảnh: Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng)
Dâu tây Đà Lạt và dâu tây Trung Quốc cắt lát (Ảnh: Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng)
Dựa vào những đặc điểm phân biệt trên, chị em hãy lưu ý để khi đi mua dâu tây Đà Lạt cho chuẩn nhé!