10 sự thật thú vị về mì ăn liền có thể bạn chưa biết
Mì ăn liền vào bụng 2 tiếng vẫn còn nguyên
Mì ăn liền được biết đến là một loại thực phẩm nhanh chóng, tiện lợi mà giá thành lại rẻ. Chính vì thế, hiện nay thực phẩm này đã xuất hiện với tần xuất dày ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Trung Quốc là nước có lượng người tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất trên thế giới. Việt Nam cũng nằm trong danh sách những quốc gia có mật độ sử dụng mì ăn liền lớn.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và cho thấy kết quả rằng việc thường xuyên ăn mì ăn liền sẽ dẫn đến các nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Để cảnh báo đến mọi người, dưới đây là 4 nguy hại mà mì ăn liền tác động đến sức khỏe.
Tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa ở phụ nữ
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Tạp chí The Joural of Nutrition, phụ nữ tiêu thụ nhiều mì ăn liền có nguy cơ cao mắc hội chứng chuyển hóa so với những người ăn ít hơn, cho dù họ có chế độ ăn uống hoặc tập thể dục hợp lý đi chăng nữa.
Do khác biệt về mặt sinh học (tác động của hormone giới tính và cơ chế trao đổi chất) nên phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn so với nam giới. Người mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa sẽ có huyết áp hoặc đường huyết cao. Hơn nữa, những người này còn có nguy cơ cao với các bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.
Một số thành phần chính trong mì ăn liền dẫn đến hội chứng này là lượng sodium (một loại muối) cao, chất béo bão hòa không lành mạnh, chỉ số đường huyết của thực phẩm cao. Trong mỗi gói mì ăn liền chứa 2.700 mg natri, trong khi đó FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) khuyến cáo lượng natri mỗi ngày chỉ nên dừng ở mức là 2.3000 mg.
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Tạp chí The Joural of Nutrition, phụ nữ tiêu thụ nhiều mì ăn liền có nguy cơ cao mắc hội chứng chuyển hóa (Ảnh minh họa)
Mì ăn liền có chứa chất bảo quản độc hại TBHQ (Tertiary-butyl hydroquinone)
TBHQ là một chất phụ gia chống oxy hóa. Chất phụ gia này có nguồn gốc từ dầu mỏ và thường được sử dụng để làm chất bảo quản. Sự nguy hiểm của chất phụ gia này có liên quan đến sự suy yếu của các cơ quan trong cơ thể và phát triển thành các khối u, bao gồm cả khối u dạ dày.
Một nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa Massachusetts đã được tiến hành để tìm hiểu xem chuyện gì xảy ra khi mì ăn liền được đưa vào cơ thể con người. Một chiếc Camera có kích cỡ nhỏ đã được gắn vào dạ dày. Kết quả thử nghiệm cho thấy mì ăn liền mất rất nhiều thời gian mới có thể tiêu hóa được. Sau 2 tiếng, nó vẫn còn nguyên sợi khiến bộ máy tiêu hóa của chúng ta phải làm việc mệt mỏi, phức tạp. Và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường tiêu hóa của con người.
Mì ăn liền có chứa chất gây ung thư (Benzopyrene)
Tháng 6/2012, Cơ quan quản lý THực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (KFDA) đã tìm thấy chất Benzopyrene (một chất gây ung thư) trong 6 loại nhãn hiệu mì ăn liền của công ty Nong Shim. Mặc dù KFDA tuyên bố rằng mức Benzopyrene là không đáng kể nhưng vào tháng 10/2012, các sản phẩm mì ăn liền của công ty này đã bị thu hồi khi phát hiện ra trường hợp có vấn đề.
Tháng 6/2012, Cơ quan quản lý THực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (KFDA) đã tìm thấy chất Benzopyrene (một chất gây ung thư) trong 6 loại nhãn hiệu mì ăn liền của công ty Nong Shim (Ảnh minh họa)
Mì ăn liền có chứa Bisphenol A (BPA) – gây rối loạn hooc môn
Chất hóa học có tên gọi Bisphenol A (BPA) được tìm thấy trong các thùng xốp đựng mì. Chất này được biết đến là một nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư và gây rối loạn hormone. Nó có thể gây rối loạn nội tiết tố nữ estrogen, dẫn đến những biến đổi bất thường và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. BPA cũng có thể dẫn đến các bệnh mãn tính khác như bệnh tim mạch, tiểu đường và một số bệnh ung thư khác.
Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định BPA có ảnh hưởng đến quá trình phát triển não của đứa trẻ trong bụng mẹ. Trong một nghiên cứu được tiến hành năm 2011, những phụ nữ có nồng độ BPA cao mà đang mang thai bé gái thì những đứa trẻ đó sẽ có biểu hiện hiếu động hay trầm cảm khi lên 3 tuổi. Còn với những bé trai, nó sẽ không bị ảnh hưởng như bé gái, nhưng cũng có nhiều mối lo ngại mà chúng ta chưa nắm rõ được.