Bệnh giang mai là một trong những bệnh xã hội điển hình và được đánh giá là nguy hiểm nhất bởi nó có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Bệnh không chỉ gây tổn thương lớn về thể xác, tổn hại đến sức khỏe mà còn là nỗi đau tinh thần của những người mắc bệnh. Đừng đợi mắc bệnh mới tìm hiểu mà hãy tìm hiểu, phòng tránh bệnh giang mai ngay từ bây giờ để bạn và tôi có những kiến thức giúp bảo vệ tốt nhất sức khỏe của mình.
BỆNH GIANG MAI LÀ GÌ?
Bệnh giang mai là STD có thể gây ra những biến chứng dài hạn và/ hoặc tử vong nếu không được chữa trị đúng cách. Các triệu chứng ở người lớn được chia thành hai giai đoạn. Những giai đoạn này là bệnh giang mai nguyên phát, thứ phát, tiềm ẩn, và trễ.
GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH GIANG MAI
– Giang mai giai đoạn 1:
Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh. Các triệu chứng bắt đầu sau 2 đến 3 tuần kể từ khi người đó bị nhiễm bệnh. Khi đó, người bệnh thường có các nốt đỏ nổi lên ở nơi đầu tiên tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai. Những nốt này thường không đâu. Cuối cùng nó chuyển thành các vết loét nhỏ và mép vết loét cứ lớn dần lên. Các vết loét trong giai đoạn 1 thường tự khỏi sau vài tuần. Vì chúng không gây đau, nên nhiều người thường không có điều trị gì với nó.
Nên xem: biểu hiện giang mai ở nam giới
– Giang mai giai đoạn 2:
Đây là giai đoạn thứ 2 của bệnh, nó bắt đầu vài tuần hoặc vài tháng sau giai đoạn 1 và thường xảy ra ở 25% những người không có điều trị trong giai đoạn 1.
– Giang mai giai đoạn tiềm ẩn:
Giai đoạn tiềm ẩn thực sự không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Những người ở giai đoạn này có thể đã bị nhiễm bệnh vài năm mà không hề biết điều đó.
– Giang mai giai đoạn muộn:
Giai đoạn muộn (còn gọi là giai đoạn 3) có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho tim, não, mắt, và các cơ quan khác.
– Giang mai thần kinh là gì? Giang mai thần kinh là thuật ngữ y học được dùng khi nhiễm trùng giang mai di chuyển tới não, tủy sống, hoặc những mô xung quanh não và tủy sống. Giang mai thần kinh có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh
BIỂU HIỆN CỦA NGƯỜI MẮC BỆNH GIANG MAI
Bệnh giang mai thường có những biểu hiện đặc trưng như sau:
– Loét không đau: Đây là dấu hiệu nhiễm giang mai đầu tiên có thể quan sát thấy. Nam giới có thể nhận thấy vết loét ở dương vật và ban đầu, nó sẽ không gây đau. Ở phụ nữ, vết loét có thể xảy ra ở ngay cổ tử cung hoặc trên môi ngoài của âm đạo.
– Sốt: Trong gian đoạn thứ hai của bệnh, người bệnh có thể có các triệu chứng như sốt, loét họng và thậm chí là sưng hạch bắt đầu có cảm giác mệt mỏi, khó chịu.
– Rụng tóc: Các triệu chứng khác của giang mai giai đoạn 2 là rụng tóc, thậm chí là rụng lông mi và lông mày.
– Đau cơ: Ngoài sốt và loét họng, người bệnh có thể bị đau khớp dai dẳng ở những bộ phận khác nhau của cơ thể.
– Chán ăn: Giang mai có thể gây sút cân ở giai đoạn 2. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn này, người bệnh sẽ thờ ơ với thực phẩm.
– Ở giai đoạn 3 của giang mai thần kinh người bệnh bị suy giảm thị lực, giảm trí nhớ, khó nói và run thậm chí bệnh nhân có thể nhìn mờ hoặc bị mù.
– Rối loạn tim mạch: Vi khuẩn giang mai cũng có thể tấn công vào hệ tim mạch. Trong trường hợp xấu, nó có thể gây đau tim do hẹp mạch máu và viêm động mạch.
NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN BỆNH GIANG MAI
– Quan hệ tình dục không an toàn:
Tất cả các hình thức quan hệ tình dục, bao gồm quan hệ tình dục thông thường, quan hệ tình dục bằng miệng và quan hệ tình dục qua đường hậu môn đều có nguy cơ lây truyền bệnh giang mai.
– Nguyên nhân gây giang mai gián tiếp:
Do xoắn khuẩn có thể xâm nhập nhanh qua niêm mạc da toàn vẹn hoặc đã bị xây sát nên giang mai có lây truyền qua các tiếp xúc gián tiếp. Tuy nhiên, các trường hợp này là hiếm gặp.
Nếu bạn sử dụng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt, đồ lót hoặc bàn chải đánh răng… với người mắc bệnh giang mai thì có thể dính phải dịch nhầy, máu, mủ của người bệnh giang mai và nhiễm bệnh.
– Giang mai lây truyền từ mẹ sang con:
Ở người phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai, xoắn khuẩn có thể qua rau thai và gây giang mai bẩm sinh cho con. Ngoài ra, lúc trẻ đi qua đường sinh dục của bà mẹ ra ngoài thì sẽ tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai ở trong bụng mẹ và nhiễm bệnh.
– Nguyên nhân gây bệnh giang mai từ nhận, truyền máu
Người nhiễm giang mai mà không biết, đi truyền máu cho người khác thì người nhận máu cũng dễ bị nhiễm bệnh giang mai.
TÁC HẠI CỦA BỆNH GIANG MAI NHƯ THẾ NÀO?
Giang mai gây nên nhiều tổn thương đến tâm lí, sức khỏe, đời sống sinh hoạt của người bệnh thậm chí giai đoạn nặng có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Cụ thể như:
– Mắt: Củ giang mai xuất hiện ở mắt có thể khiến cho đồng tử mắt nhỏ, phản xạ ánh sáng mất dần, thần kinh thị giác bị tổn thương… dẫn đến mù lòa.
– Ảnh hưởng nội tạng: Tiêu hóa, hô hấp và bài tiết đều gặp khó khăn, đau bụng, lồng ngực co thắt…
– Ảnh hưởng hệ xương khớp: Xương bị tổn hại, dễ gãy, hoặc dễ bị thoát vị…
– Bại liệt hoặc tử vong: Mới đầu, bệnh nhân gặp khó khăn trong cử động tứ chi, sau cùng có thể bị bại liệt. Tử vong xảy ra trong trường hợp bệnh nhân bị phình mạch dẫn đến vỡ mạch.
BỆNH GIANG MAI ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?
Cũng như những loại bệnh lí khác, bệnh giang mai nếu được phát hiện và điều trị kịp thời có thể điều trị khỏi hơn cả là không gây nên nhiều tổn thương cho sức khỏe cũng như bộc lộ trên cơ thể người bệnh. Theo bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám đa khoa Thiện Hòa, phương pháp điều trị giang mai phổ biến hiện nay đó là:
– Điều trị giang mai bằng thuốc kháng sinh: Để hiệu quả điều trị bằng thuốc cao, bệnh nhân phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách dùng thuốc.
Phác đồ điều trị giang mai phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển của bệnh giang mai. Giang mai thời kỳ thứ nhất, giang mai giai đoạn 2 và giang mai kín sớm thì được điều trị riêng. Giang mai đã tiến triển trên một năm và giang mai kín muộn sẽ có phác đồ điều trị khác.
* Những lưu ý trong quá trình điều trị bệnh giang mai:
– Không quan hệ tình dục cho đến khi giang mai được chữa khỏi.
– Kết hợp điều trị cho cả vợ và chồng.
-Tái khám định kỳ nhiều lần để khẳng định giang mai đã khỏi hay chưa.
-Kiên trì với lộ trình điều trị giang mai, không được bỏ dở nửa chừng.
Giang mai giai đoạn cuối mặc dù có thể tiêu diệt được xoắn khuẩn nhưng không thể khắc phục được các biến chứng đã xảy ra. Chính vì vậy mà phát hiện và điều trị giang mai càng sớm sẽ càng giảm được những tổn thương mà bệnh gây ra. Bệnh nhân nên cân nhắc kĩ lưỡng đừng vì mặc cảm, e ngại mà đánh mất đi khả năng hồi phục cũng như giảm đi những tổn thương mà bệnh khiến bản thân phải gánh chịu.
– Công nghệ điều trị bệnh giang mai hiện nay:
+ Hệ thống máy xét nghiệm huyết thanh hiện đại, nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài cho kết quả kiểm tra chính xác tuyệt đối.
+ Sử dụng kỹ thuật bức xạ nhiệt để làm tăng hiệu quả điều trị, hệ miễn dịch của bệnh nhân được tăng cường, không gây tổn thương đến các tế bào bình thường.
+ Điều trị xoắn khuẩn từ bên ngoài và cả mầm bệnh bên trong cơ thể, chặn đứng nguy cơ tái phát.
CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH GIANG MAI HIỆU QUẢ
– Không quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ với gái mại dâm.
– Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng.
– Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục.
– Kiểm tra tình trạng sức khỏe, tầm soát giang mai trước khi có ý định mang thai. Nếu phát hiện bị bệnh cần điều trị bệnh dứt điểm trước khi mang thai để tránh gây ảnh hưởng xấu đến trẻ nhỏ.
– Thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng một lần hoặc ít nhất mỗi năm một lần.
Lựa chọn địa chỉ khám, chữa giang mai ở đâu tốt cũng là một trong những điều mà bạn cần biết để kịp thời xử lí ngay khi có triệu chứng của bệnh. Xin giới thiệu phòng khám bệnh xã hội đạt chuẩn chất lượng của Bộ y tế – phòng khám đa khoa Thiện Hòa với trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, tay nghề cao giúp điều trị bệnh đạt hiệu quả đáng mong đợi. Hãy liên hệ ngay hotline 038.5990.114 khi bạn cần chúng tôi tư vấn hoặc trực tiếp tới gặp bác sĩ tại phòng khám theo địa chỉ số 73 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Nguồn: http://dakhoathienhoa.net/tim-hieu-day-du-nhat-ve-benh-giang-mai.html