“Cách chức” là 1 cụm từ chúng ta rất thường hay gặp trong cuộc sống. Vậy cách chức là gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thế nào là cách chức trong nội dung bài viết dưới đây nhé! |
Căn cứ pháp lý
- Luật cán bộ, công chức 2008
Nội dung tư vấn
1. Cách chức là gì?
Khái niệm cách chức đã được quy định tại khoản 9 Điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008 như sau:
Điều 7. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
9. Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
Có thể hiểu, Cách chức là một biện pháp kỷ luật trong đó người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc thôi giữ chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức vì những lý do hoặc vi phạm nào đó khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp kỷ luật cách chức
Căn cứ theo Điều 78, 79 Luật doanh nghiệp 2015, các đối tượng bị áp dụng biện pháp kỳ luật cách chức:
Điều 78. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ
1. Cán bộ vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Bãi nhiệm.
2. Việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ.
Điều 79. Các hình thức kỷ luật đối với công chức
1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
2. Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Như vậy, biện pháp kỷ luật cách chức được áp dụng đối với:
– Cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ.
Ví du: Chủ tịch Hội đồng nhân dân,…
– Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Ví dụ: Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân,…
3. Hậu quả pháp lý của trường hợp cách chức
Hậu quả pháp lý của trường hợp cách chức được quy định tại Điều 82 Luật cán bộ, công chức 2008:
Điều 82. Các quy định khác liên quan đến cán bộ, công chức bị kỷ luật
1. Cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
2. Cán bộ, công chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; hết thời hạn này, nếu cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
3. Cán bộ, công chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, thi nâng ngạch, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc.
4. Cán bộ, công chức bị kỷ luật cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý.
4. Phân biệt miễn nhiệm, bãi nhiệm và cách chức
Tiêu chí |
Miễn nhiệm |
Bãi nhiệm |
Cách chức |
|
Khái niệm |
Cho thôi giữ chức vụ do không hoàn thành nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm, do yêu cầu của nhiệm vụ hoặc theo đề nghị của cán bộ, công chức vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác. |
Buộc thôi giữ chức vụ do bầu cử trước khi hết nhiệm kỳ do vi phạm pháp luật, vi phạm về phẩm chất, đạo đức, không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao ở cơ quan nhà nước. |
Người có thẩm quyền ra quyết định cho người được bổ nhiệm đang giữ một vị trí nhất định thôi không giữ chức vụ đó nữa do vi phạm pháp luật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của người đó, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm và trách nhiệm được giao. |
|
Mức độ |
Nhẹ |
Nặng |
Rất nặng |
|
Lý do |
– Không hoàn thành nhiệm vụ. – Thiếu trách nhiệm. – Yêu cầu của nhiệm vụ. – Theo đề nghị của cán bộ, công chức vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác. |
– Vi phạm pháp luật. – Vi phạm về phẩm chất, đạo đức. – Không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao ở cơ quan nhà nước. |
– Vi phạm pháp luật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn. – Không còn xứng đáng với sự tín nhiệm và trách nhiệm được giao. |
|
Bản chất |
Là hình thức giải quyết cho việc thôi không giữ chức vụ. |
Là hình thức xử lý kỷ luật |
||
Hình thức |
– Người đang giữ chức vụ xin miễn nhiệm và cấp trên chấp thuận. – Cấp trên ra quyết định miễn nhiệm vì lý do không hoàn thành nhiệm vụ, yêu cầu nhiệm vụ… |
– Cử tri, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc bãi nhiệm. – Lưu ý: việc bãi nhiệm chỉ được thực hiện khi có 2/3 tổng số phiếu biểu quyết tán thành. |
– Cấp trên có quyền cách chức cấp dưới khi có một trong các lý do nêu trên |
|
Kết quả |
– Không còn làm việc tại cơ quan nhà nước. – Làm việc tại một vị trí, chức vụ khác trong cơ quan nhà nước. |
– Không còn làm việc tại cơ quan nhà nước |
Hy vọng bài viết hữu ích với bạn!
Ngoài ra, nếu muốn cập nhật nhiều thông tin hữu ích tới quý độc giả, chủ sở hữu website có thể đăng ký website với Bộ công thương thông qua dịch vụ của chúng tôi (Thông báo website với Bộ công thương)
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư hành chính tại Việt Nam.
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.