Massage được khoa học chứng minh là liệu pháp thư giãn và chữa bệnh an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ vẫn lo lắng liệu massage trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh có mang lại hiệu quả như mong đợi. Hiểu được nỗi niềm này, iPREG đã tổng hợp một số thông tin hữu ích thông qua bài viết sau.
Xem thêm: Cách hạ sốt cho bé an toàn ngay tại nhà!
Thời gian nào thì có thể tiến hành massage trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh?
Phương pháp massage trị nghẹt mũi nên được tiến hành sau khi bé được 4 tuần tuổi trở lên. Bố mẹ nên chọn khoảng thời gian sau khi trẻ tắm là tốt nhất vì đây là lúc trẻ cực kỳ thoải mái và thư giãn.
Tuy nhiên, massage là liệu pháp khá mới mẻ, bố mẹ nên quan sát ngôn ngữ cơ thể của trẻ, nếu trẻ không sẵn sàng và tỏ ra khó chịu thì nên chọn một thời gian thích hợp hơn.
Những trường hợp nào không nên massage trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh?
Nếu quan sát trẻ có những biểu hiện sau đây thì bố mẹ không nên dùng phương pháp massage:
- Trẻ tỏ ra khó chịu, bỏ bú và quấy khóc.
- Trẻ đang dùng thuốc điều trị bệnh
- Trẻ bị dị ứng hoặc có vết thương hở ở những vị trí massage.
- Trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường khác như khó thở… Lúc này bố mẹ nên cân nhắc đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám và chữa trị kịp thời.
Massage trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh như thế nào?
Massage đúng cách không chỉ điều trị chứng nghẹt mũi hiệu quả mà còn giúp trẻ giảm sự khó chịu, mệt mỏi khi mắc bệnh. Massage trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh có thể tiến hành với hai cách sau:
Massage huyệt bàn chân
Các huyệt ở ngón chân đều được kết nối với các xoang cạnh mũi. Vì vậy, massage tập trung ở vị trí này có thể giúp trẻ giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi.
Cách tiến hành: Giữ bàn chân bé, sau đó nắm lấy từng ngón chân và xoa bóp nhẹ nhàng theo vòng tròn ở điểm trung tâm bằng ngón tay cái.
Massage cánh mũi
Trước khi massage cánh mũi mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý cho bé. Sau đó tiến hành đơn giản bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ chà nhẹ vào 2 bên cánh mũi, thực hiện lặp lại 6 lần.
Để đạt hiệu quả nên thực hiện massage từ 2 – 3 lần một ngày, sẽ giúp đường thở của bé lưu thông dễ dàng, giảm các biểu hiện nghẹt mũi.
Những biện pháp khác trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Ngoài biện pháp massage, còn nhiều cách khác để điều trị nghẹt mũi cho trẻ mà không dùng thuốc như sau:
- Cho bé ngủ kê đầu cao hơn để giúp bé dễ thở, ngủ say giấc hơn.
- Sử dụng máy giữ ẩm không khí sẽ giúp giảm đau, giúp lỗ mũi thông thoáng hơn.
- Xông hơi cũng có tác dụng làm loãng dịch nhầy, giảm tình trạng nghẹt mũi.
- Nhỏ nước muối sinh lý sẽ có tác dụng đào thải dịch nhầy, giúp làm sạch, thông mũi hiệu quả. Sử dụng tối đa 4 ngày, mỗi này 3 – 5 lần. Không nên lạm dụng vì có thể gây khô mũi của bé.
- Dùng dụng cụ hút mũi nếu dịch mũi của bé đặc sệt. Trước đó hãy nhỏ nước muối sinh lý vào mũi cho bé đợi khoảng 3 phút rồi dùng dụng cụ hút dịch nhầy ở 2 lỗ mũi một cách nhẹ nhàng.
Massage trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh là liệu pháp đã được chứng minh với tính hiệu quả vượt trội mà không tác động nhiều đến sức khỏe của trẻ như khi dùng thuốc hay dùng nước muối nhỏ sinh lý… Tuy nhiên, tốt nhất là bố mẹ nên chăm sóc trẻ cẩn thận, tạo môi trường sống lành mạnh, ít bụi bẩn, giữ ấm cho trẻ để phòng ngừa trẻ mắc phải triệu chứng này.