Vòng bi được biết đến là một bộ phần của máy móc, chúng được thiết kế giúp giảm ma sát, chịu tải, định vị các thiết bị quay của máy móc.
Cấu tạo của vòng bi: Phần lớn hầu hết vòng bi đều được cấu tạo từ: Phớt => vòng ngoài => con lăn => Vòng cách => vòng trong => phớt
Một số loại vòng bi cơ bản và ứng dụng của chúng trong máy móc, sản xuất công nghiệp:
Trên thị trường hiện nay có vô vàn các loại vòng bi khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu riêng cho từng bộ phận trên máy móc. Tuy nhiên, xét về độ thông dụng, thì chúng gồm một số loại như: vòng bi cầu, vòng bi côn, vòng bi tang trống, ….
1. Vòng bi cầu: là loại vòng bi thông dụng nhất hiện nay, bởi tính năng có thể đáp ứng nhiều ứng dụng truyền động, cộng với việc có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, vòng bi có kết cấu chắc chắn nên nó có thể làm việc ở tốc độ cao, có thể chịu tải trọng hướng kính tốt.
Vòng bi cầu thường được bôi trơn sẵn và làm kín bằng phớt ở hai mặt, điều này cho phép nó được đưa vào sử dụng nhanh và an toàn. Tuy nhiên, vòng bi cầu rất dễ bị tổn hại (giảm tuổi thọ làm việc) khi sử dụng không đúng cách: lắp lệch tâm hoặc bị chịu tải trọng dọc trục ngoài ý muốn.
2. Vòng bi tang trống: được biết là loại vòng bi đa năng nhất, có khả năng chịu tải trọng cao cùng với khả năng tự lựa – là đặc điểm nổi trội nhất nhờ hai dãy con lăn hình tang trống.
Ưu điểm của loại vòng bi này là chắc chắn, bền bỉ, thích hợp cho các ứng dụng có độ lệch trục, tuổi thọ làm việc cao dù cho ở điều kiện hoạt động khắc nghiệt.
Vòng bi tang trống có loại phớt chặn để có thể hoạt động mà không cần bảo dưỡng nhiều như các loại vòng bi thường, bao gồm: thiết kế tiêu chuẩn, loại có phớt chặn, với sơ mi côn đẩy – rút.
Ứng dụng tiêu biểu của vòng bi tang trống: Các trục cán, hộp giảm tốc công suất cao (>50kW),…
3. Vòng bi côn: là loại vòng bị có thể chịu được tải cao và tốc độ cao, chúng rất thông dụng trong các ứng dụng có tải trọng cả hai hướng dọc trục và vuông góc trục. Cũng tương tự vòng bi cầu, vòng bi côn rất dễ hư hỏng nếu bị lắp lệch tâm hoặc lắp với độ rơ dọc trục cao.
Một vài ứng dụng đặc trưng của vòng bi côn: hộp giảm tốc có bánh răng côn bánh vít, trục vít bánh xe hơi xe lửa trục các thép tấm lá,…
4. Vòng bi đũa: là vòng bi có con lăn hình trụ, có khả năng chịu được tải trọng hướng kính lơn sở tốc độ cao. Với thiết kế mới EC cho loại vòng bi đũa một dãy có dạng hình học tối ưu làm tăng khả năng chịu tải hướng kính và dọc trục. Tăng khả năng chịu dọc trục dễ dàng bôi trơn.
Một số loại đặc biệt sẽ có nhiều con lăn hơn, không có vòng cách, và đặc biệt chịu tải trọng rất cao nhưng nó chỉ làm việc ở vận tốc trung bình.
5. Vòng bi kim: là vòng bị có thiết diện mỏng, được cấu tạo bởi nhiều con lăn hình trụ, với chiều dài gấp 3 đến 10 lần đường kính của chúng. Điều đặc biệt của vòng bi kim là chúng có thể chịu được tải trọng hướng kính rất lớn.
6. Vòng bi UCP: Với khả năng tự lựa vòng ngoài và được lắp sẵn với gối đỡ được bôi trơn sẵn, cùng hệ thống phớt làm kin tốt và đây là loại thông dụng nhất cho các ứng dụng không chịu tải trọng cao và dễ lắp đặt