Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (hay còn gọi là hợp đồng hợp tác kinh doanh) là hình thức đầu tư đã có từ rất lâu. Khi đầu tư theo hình thức này, các nhà đầu tư chỉ cần ký với nhau một hợp đồng hợp tác nhằm cùng nhau kinh doanh, phân chia lợi ích, sản phẩm trong quá trình kinh doanh mà không cần phải thành lập một tổ chức kinh tế. Do vậy, đây là hình thức đầu tư khá linh hoạt và thuận lợi được các nhà đầu tư lựa chọn khi muốn đầu tư nhưng không muốn có sự ràng buộc như khi thành lập một doanh nghiệp mới.
Bài viết dưới đây của Siglaw sẽ chia sẻ về các vấn đề cơ bản liên quan đến hợp đồng BCC, mời bạn đọc cùng theo dõi.
Hợp đồng BCC/Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?
Hợp đồng BCC/Hợp đồng hợp tác kinh doanh là 1 loại hợp đồng song vụ bằng văn bản có xác nhận của các bên khi ký kết hợp tác kinh doanh. Đây chính là căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các thành viên có trong hợp đồng.
Vì sao nên lựa chọn đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
🔥Thứ nhất, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC giúp các nhà đầu tư tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí do thực hiện dự án đầu tư mà không cần phải thành lập một tổ chức kinh tế mới cũng như chi phí vận hành sau khi thành lập doanh nghiệp, và chi phí giải thể khi dừng dự án. Đây là một ưu điểm có thể coi là nổi trội nhất của hình thức đầu tư này.
🔥Thứ hai, khi thực hiện đầu tư theo hình thức BCC, các nhà đầu tư rất ít phụ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề liên quan đến dự án đầu tư do các nhà đầu tư nhân danh mình độc lập thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.
Nếu đối với hình thức thành lập tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư dựa trên phần vốn mình góp vào công ty để chọn ra người đứng đầu quản lý, nên các quyết định của nhà đầu tư đôi khi sẽ bị lệ thuộc vào bên nắm giữ nhiều quyền hạn hơn. Nhưng đối với hình thức đầu tư này, vấn đề đó đã được giải quyết, các bên không có sự ràng buộc với nhau về pháp nhân chung, nên ưu điểm này đã góp phần đáp ứng tốt hơn các yêu cầu và lựa chọn của các nhà đầu tư khác nhau.
🔥Thứ ba, với hình thức đầu tư theo BCC, các bên trong hợp đồng có thể cùng khắc phục và hỗ trợ lẫn nhau khi có những thiếu sót, hạn chế trong quá trình hợp tác. Khi các nhà đầu tư nước ngoài BCC với nhà đầu tư trong nước: nhà đầu tư nước ngoài có thể thông qua các NĐT trong nước để tiếp cận thị trường, còn các NĐT trong nước có thể tận dụng được nguồn nhân lực, nguồn vốn và công nghệ của các NĐT nước ngoài. Như vậy, hình thức BCC có thể coi là hình thức đầu tư mà các bên cùng có lợi.
Một số hạn chế khi đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh
🔥Thứ nhất, việc không thành lập pháp nhân trong hình thức đầu tư này cũng dễ dẫn đến những hạn chế nhất định:
- Không có con dấu chung phục vụ cho hoạt động của dự án;
- Một dự án đầu tư lớn gồm nhiều bên mà chỉ hoạt động dựa trên 1 văn bản là hợp đồng hợp tác, có thể điều này sẽ không đủ chặt chẽ, liên kết bền vững để thực hiện các hoạt động đầu tư có liên quan như ký kết các hợp đồng mới phục vụ cho dự án, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với bên thứ 3 có liên quan đến hợp đồng;
- Các bên trong hợp đồng cũng dễ bị cào bằng trách nhiệm, không tương ứng với tỉ lệ góp vốn;
🔥Thứ 2, thủ tục đầu tư theo hình thức này chỉ phù hợp với các dự án cần triển khai nhanh với thời hạn ngắn;
🔥Thứ 3, hiện tại chưa có quy định về việc 1 bên giao kết hợp đồng đối với bên thứ 3 nhằm mục đích phục vụ dự án, và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng đối với bên thứ 3 này;
Đặc điểm của hợp đồng BCC
Chủ thể của hợp đồng BCC
Theo các quy định của Luật đầu tư 2020, chủ thể của hợp đồng BCC là các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài. Và trong hợp đồng BCC không giới hạn các bên chủ thể tham gia. Các bên trực tiếp tham gia ký kết hợp đồng sẽ trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong HĐ đó.
Chủ thể của HĐ BCC bao gồm:
- Tổ chức kinh tế nước ngoài; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; tổ chức kinh tế Việt Nam;
- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam; cá nhân có quốc tịch nước ngoài;
Các chủ thể trong HĐ BCC sẽ tồn tại độc lập riêng biệt không cần thành lập pháp nhân chung trong quá trình hợp tác, tự chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của mình.
Nội dung mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
Nội dung cơ bản trong mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC bao gồm:
- Tên, địa chỉ, người đại diện của các bên tham gia hợp đồng; địa điểm thực hiện dự án đầu tư hoặc địa chỉ giao dịch;
- Phạm vi và mục tiêu hoạt động đầu tư kinh doanh;
- Mức đóng góp của các bên tham gia Hợp đồng BCC và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh (có thể lập thành phụ lục đính kèm);
- Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
- Các quy định về sửa đổi, chấm dứt, chuyển nhượng hợp đồng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và phương thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra;
- Các nội dung khác các bên có thể thoả thuận không trái với quy định của pháp luật;
Các bên trong HĐ BCC hoàn toàn có thể thoả thuận việc sử dụng tài sản hình thành từ việc kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Click dowload tải mẫu hợp đồng BCC
Phân loại hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
Hợp đồng BCC thông thường được phân loại thành các hình thức chính đó là:
- Hình thức phân chia theo lợi nhuận doanh thu sản phẩm trước thuế
- Hình thức phân chia theo lợi nhuận sau thuế
- Hình thức tài sản đồng kiểm soát của các thành viên tham gia hợp tác kinh doanh.
- Hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát.
Thủ tục đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
👉Hợp đồng BCC giữa các nhà đầu tư trong nước : Được thực hiện theo các quy định của pháp luật về dân sự về hợp đồng;
👉Hợp đồng BCC giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các NĐT nước ngoài với nhau thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư.
👉Đối với trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư: Các nhà đầu tư nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền (Quốc hội/Thủ tướng chính phủ/Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) để được xem xét cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư;
👉Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận ĐKĐT trong vòng 05 ngày kể từ ngày có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.
👉Đối với trường hợp không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư: Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan đăng ký đầu tư và được xem xét cấp GCN ĐKĐT trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và NĐT đáp ứng được các điều kiện sau:
- Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với NĐT nước ngoài
- Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
- Dự án đầu tư có địa điểm thực hiện dự án;
- Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch;
- Dự án đầu tư đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng người lao động;
👉Các bên trong Hợp đồng BCC thành lập Ban điều phối để thực hiện hợp đồng; các nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của ban điều phối do các bên tự thoả thuận.
👉Thành lập văn phòng điều hành của NĐT nước ngoài để thực hiện hợp đồng BCC:
👉Nhà đầu tư nước ngoài là chủ thể của HĐ BCC được thành lập VP điều hành tại VN để thực hiện hợp đồng. Địa điểm của VP do nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn phù hợp với yêu cầu thực hiện Hợp đồng;
👉Văn phòng điều hành của NĐT NN có con dấu, được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký kết hợp đồng lao động, tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của hợp đồng và Giấy chứng nhận đăng ký thành lập VP điều hành.;
👉Nhà đầu tư NN trong hợp đồng BCC nộp hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành tại cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến đặt VP.
👉Giấy chứng nhận văn phòng điều hành được cấp trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của NĐT.
👉Khi dự án trong hợp đồng BCC đã hoàn thành hoặc trong bất kỳ thời điểm nào của dự án, nhà đầu tư có quyền chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành. Trong vòng 07 ngày kể từ ngày ra quyết định chấm dứt, nhà đầu tư phải báo cho cơ quan đăng ký đầu tư đã cấp GCN thành lập văn phòng điều hành;
Rút khỏi Hợp đồng BCC như thế nào?
Những trường hợp được phép rút khỏi hợp đồng BCC gồm:
- Theo các điều khoản, điều mục được thỏa thuận ghi trong hợp đồng.
- Có lý do chính đáng & được sự chấp thuận của số đông, hơn 1/2 tổng thành viên hợp tác.
Các thành viên rút khỏi hợp đồng BCC có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã góp và được chia theo phần tài sản trong tổng số tài sản chung. Sau khi rút khỏi hợp đồng này thì thành viên cần phải thanh toán hoàn thành các nghĩa vụ như đã thỏa thuận.
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh
Dưới đây là 05 trường hợp được chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC gồm:
- Theo thỏa thuận giữa các thành viên hợp tác với nhau.
- Chấm dứt khi đã hết thời gian thỏa thuận được nêu trong hợp đồng BCC
- Các bên đã đạt được mục đích hợp tác
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt
- Và những trường hợp chấm dứt hợp đồng BCC theo pháp luật Việt Nam quy định
Trong trường hợp chấm dứt hợp tác kinh doanh BCC thì các bên bắt buộc phải hoàn thành nghĩa vụ thanh toán đầy đủ các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng. Nếu tài sản chung không đủ thì các thành viên sử dụng tài sản riêng của cá nhân để thanh toán.
Trừ các trường hợp có những thỏa thuận khác thì sau khi thanh toán nợ mà tài sản chung vẫn còn dư thì các thành viên sẽ được ăn chia theo tỷ lệ tương ứng vốn góp của từng thành viên.
Dịch vụ tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
✅Bước 1 | 👉Tiếp nhận thông tin yêu cầu tư vấn hợp đồng BCC |
✅Bước 2 | 👉Siglaw tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh |
✅Bước 3 | 👉Báo giá dịch vụ |
✅Bước 4 | 👉Soạn thảo hợp đồng dịch vụ tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC |
Xem thêm: Gia hạn thẻ tạm trú của công ty luật siglaw.