Nếu không may mắc phải bệnh giang mai thì cần điều trị như thế nào? Phương pháp điều trị giang mai đang được áp dụng hiệu quả hiện nay là gì? Những câu hỏi có thể không nhận được nhiều sự quan tâm từ người thường nhưng đối với người bệnh nó lại mang tính quyết định rất nhiều tới cuộc sống, tinh thần của họ. Cùng đi tìm lời giải đáp trong phần nội dung chia sẻ từ bác sĩ chuyên khoa giỏi tại phòng khám đa khoa Thiện Hòa dưới đây!
CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG BỆNH GIANG MAI
* Chẩn đoán xác định
– Khai thác tiền sử.
– Lâm sàng: theo các giai đoạn.
– Xét nghiệm.
* Tiến hành các xét nghiệm
– Tìm xoắn khuẩn: Ở các thương tổn như săng, mảng niêm mạc, sẩn hoặc hạch. Có thể soi tìm xoắn khuẩn trên kính hiển vi nền đen thấy xoắn khuẩn giang mai dưới dạng lò xo, di động hoặc nhuộm thấm bạc.
Xem thêm: biểu hiện giang mai ở nam giới
– Các phản ứng huyết thanh
+ Phản ứng không đặc hiệu: Phản ứng này có những ưu điểm như phản ứng dương tính sớm; kĩ thuật đơn giản nên có thể sử dụng như phản ứng sàng lọc, lồng ghép khám sức khỏe hàng loạt; phản ứng có giá trị chẩn đoán.
+ Các phản ứng đặc hiệu: Kháng nguyên là xoắn khuẩn gây bệnh giang mai, kháng thể đặc hiệu.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH GIANG MAI HIỆN NAY
* Nguyên tắc điều trị bệnh giang mai
– Điều trị sớm và đủ liều để khỏi bệnh, ngăn chặn lây lan, đề phòng tái phát và di chứng.
– Điều trị đồng thời cho cả bạn tình của người bệnh.
– Lựa chọn thuốc đặc trị bệnh giang mai hiệu quả.
* Quy trình điều trị bệnh giang mai
Bệnh giang mai được thực hiện điều trị bằng quy trình phổ biến được nhiều cơ sở y tế uy tín áp dụng như sau:
Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định một liều thuốc tiêm bắp duy nhất. Điều này có thể tiêu diệt được toàn bộ xoắn khuẩn giang mai nếu người bệnh phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Đối với những trường hợp bệnh đã phát triển lâu năm, thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng ngăn chặn khuẩn giang mai không phát triển thêm chứ không thể điều trị triệt để. Khi đó, bác sĩ phải chỉ định tăng liều lượng hoặc kết hợp với một số loại thuốc khác mới mang lại hiệu quả.
Lưu ý:
– Đối với phụ nữ mang thai việc chỉ định thuốc điều trị bệnh giang mai phải được chính bác sĩ chuyên khoa thực hiện và bệnh nhân cần đặc biệt tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ để tránh gây nguy hiểm tới bản thân thai phụ và cả thai nhi.
– Thuốc kháng sinh có thể dùng để điều trị giang mai ở trẻ nhỏ, kể cả trẻ sơ sinh nên đây được coi là phương pháp điều trị bệnh giang mai hiệu quả và phổ biến.
– Trong những ngày đầu tiên điều trị bệnh giang mai bằng thuốc kháng sinh, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như: đau đầu, buồn nôn, sốt, ớn lạnh, đau nhức toàn nhân…
NHỮNG LƯU Ý KHI ĐIỀU TRỊ GIANG MAI BẰNG THUỐC KHÁNG SINH
– Dùng thuốc đúng liều, đủ liều, đúng theo sự chỉ định của bác sĩ.
– Không tự ý mua thuốc kháng sinh về và dùng tại nhà vì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác hoặc gây tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc.
– Sau khi được tiêm thuốc người bệnh cần được xét nghiệm máu để chắc chắn không có bất kỳ phản ứng nào với thuốc.
– Kiêng quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm bệnh.
– Cần điều trị bệnh giang mai ở cả bạn tình, đối tác của mình để tránh bệnh bị tái phát trở lại.
– Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
– Tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRÁNH BỆNH GIANG MAI TÁI PHÁT
– Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng.
– Sử dụng bao cao su để phòng tránh bệnh giang mai và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.
– Không sử dụng chất kích thích, ma túy.
– Không dùng chung bơm kim tiêm với người khác vì bệnh có thể lây qua đường máu.
– Không sử dụng chung các đồ đạc cá nhân với người khác như quần áo, khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng…
Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về phương pháp điều trị bệnh giang mai một cách dễ hiểu nhất. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lí và thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định điều trị là khác nhau nhằm mang lại kết quả điều trị như mong muốn. Liên hệ ngay số 038.5990.114 khi bạn cần chuyên gia tư vấn về bệnh hoặc trực tiếp tới phòng khám Thiện Hòa 73 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội để được thăm khám, kiểm tra và nhận được lời khuyên hữu ích từ phía bác sĩ đầu ngành.
Nguồn: http://dakhoathienhoa.net/dieu-tri-benh-giang-mai-nhu-nao.html