Các doanh nghiệp trong nước chưa có đủ tiềm lực để tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú từ nông, lâm, thuỷ sản và chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân hiện nay. Chính vì lẽ đó mà các nhà đầu tư nước ngoài nhìn nhận ngành chế biến thực phẩm là một ngành nghề đầu tư tiềm năng ở Việt Nam. Vậy điều kiện & hồ sơ, thủ tục để nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam như thế nào? Mời bạn cùng Siglaw tham khảo ngay bài viết dưới đây:
Điều kiện nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp chế biến thực phẩm
Việt Nam với dân số đông và sức tăng trưởng nhanh nên vì thế nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân là rất lớn. Ngành chế biến thực phẩm gồm các hoạt động xử lý các sản phẩm của ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và ngành thuỷ sản thành thực phẩm là các đồ ăn và đồ uống phục vụ cho con người và kể cả động vật.
Với nhu cầu tiêu thụ lớn về thực phẩm của người dân nên đã tạo động lực cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước chế biến thực phẩm phát triển không những thị trường nội địa mà còn đáp ứng chế biến xuất khẩu. Vì vậy, pháp luật Việt Nam không hạn chế hay quy định điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề này. Bên cạnh đó, trong Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO không quy định điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài trong ngành chế biến thực phẩm. Do vậy, nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn kinh doanh ngành nghề tiềm năng này.
Thủ tục nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp chế biến thực phẩm
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành lập công ty chế biến thực phẩm
Bước 2: Thành lập doanh nghiệp và xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về chế biến thực phẩm
Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin Quốc gia
Bước 4: Doanh nghiệp khắc dấu và công bố mẫu dấu
Bước 5: Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành lập công ty chế biến thực phẩm
✔️Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư về chế biến thực phẩm;
✔️Bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân và tài liệu xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
✔️Tài liệu đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung chi tiết về dự án;
✔️Bản sao tài liệu về các vấn đề tài chính của nhà đầu tư;
✔️Tài liệu về nhu cầu sử dụng đất, thỏa thuận thuê địa điểm hoặc quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
Cơ quan nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao nếu dự án đầu tư trong các khu đó.
Thời gian: Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì thời hạn trả hồ sơ là 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.
Bước 2: Thành lập doanh nghiệp và xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về chế biến thực phẩm
✔️Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp về chế biến thực phẩm;
✔️Điều lệ của công ty có ghi mã ngành nghề chế biến thực phẩm;
✔️Danh sách thành viên công ty (công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên)/Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (Công ty cổ phần);
✔️Bản sao các giấy tờ sau:
🔴CCCD/CMND, hộ chiếu của các thành viên là cá nhân;
🔴CCCD/CMND, hộ chiếu của người đại diện theo uỷ quyền;
🔴Bản sao Giấy chứng nhận ĐKDN đối với thành viên tổ chức nước ngoài.
✔️Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định;
✔️Văn bản ủy quyền nếu doanh nghiệp không trực tiếp đi nộp hồ sơ.
Cơ quan nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thời gian: 03 – 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ
Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin Quốc gia
Thông tin về thành lập doanh nghiệp chế biến thực phẩm có vốn đầu tư nước ngoài phải được công khai trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Theo Khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia thì doanh nghiệp đó sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Bước 4: Doanh nghiệp khắc dấu và công bố mẫu dấu
Doanh nghiệp có thể ủy quyền hoặc tự khắc dấu và thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư các mẫu dấu của công ty mình. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận thông báo về các mẫu dấu của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin các mẫu dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp biết.
Bước 5: Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
✅Đơn đề nghị cấp giấy phép con chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
✅Bản sao y công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (xin ở bước 2);
✅Giấy xác nhận đủ điều kiện về sức khỏe cho chủ cơ sở chế biến thực phẩm và những người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm do đơn vị y tế cấp;
✅Bản thuyết minh đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm về ngành chế biến thực phẩm;
✅Giấy xác nhận hoàn thành khóa tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm cho chủ cơ sở chế biến thực phẩm và những người trực tiếp tham gia quá trình chế biến thực phẩm.
Cơ quan nộp hồ sơ: Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm
Thời gian: 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ
Một số mã ngành nghề kinh doanh chế biến thực phẩm
Các nhà đầu tư nước ngoài có thể tham khảo các mã ngành nghề sau đây về kinh doanh chế biến thực phẩm để lựa chọn ngành nghề phù hợp với doanh nghiệp mình:
⭐1010: Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt
⭐1020: Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản
⭐1030: Chế biến và bảo quản rau quả
⭐1050: Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
Xem thêm: Gia hạn work permit của công ty luật siglaw.