Khi mang thai, việc ăn đu đủ xanh là điều hoàn toàn cấm kỵ. Vậy bà bầu có được ăn đu đủ chín không? Tuy là cùng một loại quả nhưng ở mỗi giai đoạn khác nhau thì có được phép ăn hay không? Vậy hãy để iPREG giúp các mẹ có được giải đáp chi tiết về câu hỏi trên nhé!
Giải đáp giúp mẹ “Bà bầu có được ăn đu đủ chín không?”
Bà bầu có được ăn đu đủ chín không?
Đu đu là loại trái cây ngon và đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng bổ rẻ. Vậy bà bầu có được ăn đu đủ chín không? câu trả lời là được phép vì khi chín, đu đủ cung cấp 1 lượng lớn các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất tốt cho cơ thể.
Trong đu đủ có chứa hơn 70% là nước, điều này rất cần thiết cho các mẹ khi mang thai bổ sung nước thường xuyên.
Xem thêm: Ăn gì để tinh trùng khỏe mạnh
Tác dụng của đu đủ chín đối với mẹ bầu
Bà bầu có được ăn đu đủ chín không? Tác dụng đem đến là gì? Trong đu đủ, có chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết để bổ sung và phát triển cho cả mẹ lẫn bé:
- Beta-carotene: giúp phát triển thị giác và trí não của con.
- Các loại vitamin: vitamin C chống đau răng, chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin B ngăn chặn rối loạn nhịp tim và huyết áp.
- Chất xơ và protease: giúp mẹ chống táo bón nhờ protease và chất xơ làm phân giải protein thành axit amin.
- Calo: chứa gần 119 calorie giúp cho tình trạng mệt mỏi ở phụ nữ khi mang thai được cải thiện hơn.
Bên cạnh đó, với mẹ nào hay bị ốm nghén hay dạ dày bị co thắt thì ăn đu đủ chín sẽ ngăn chặn được tình trạng này nữa đấy.
Đu đủ chín có nhiều khoáng chất đa dạng như kẽm, kali, canxi, magie. Đặc biệt, nhờ có chất sắt mà mẹ sẽ không còn lo bị thiếu máu.
Các lưu ý khi “Bà bầu có được ăn đu đủ chín không?”
Không ăn quá nhiều
Việc ăn đu đủ chín là điều rất tốt nhưng nếu lạm dụng sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Vì chất beta-caroten có trong đu đủ khiến mẹ bầu sẽ bị vàng da ở bàn chân, mu bàn chân hay lòng bàn tay. Ngoài ra, làm cho ruột già bị bài tiết quá nhiều, gây áp lực cho đường ruột lẫn dạ dày.
Vậy nên ăn với lượng như thế nào là thích hợp? Tùy vào thể trạng của từng người thì sẽ có chế độ ăn đu đủ chín khác nhau. Nên ăn 2-3 lần/ tuần dành cho mẹ bầu nào hay bị tiểu đường và ăn với miếng vừa phải.
Để tránh việc cung cấp lượng đu đủ vượt mức cho phép, mẹ có thể kết hợp đu đủ với các loại thực phẩm khác như mật ong làm sinh tố. Hay nấu thành cháo hoặc canh đu đủ với thịt heo băm nhỏ đều thích hợp.
Không ăn lá, hạt và quả chưa chín
Vì trong hạt đu đủ có chứa chất carpine khá độc hại, nếu ăn phải sẽ gây nên rối loạn mạch đập và ức chế dây thần kinh. Bởi vậy, khi ăn đu đủ, mẹ cần loại bỏ hạt hết trước ăn để tránh nguy hiểm tính mạng.
Tình trạng táo bón nhờ ăn đu đủ chín sẽ hết, nhưng ăn với lượng quá nhiều thì chúng còn trở nên nặng hơn đấy.
Thường xuyên bị tiêu chảy
Nếu mẹ hay bị tiêu chảy thì việc ăn đu đủ là không nên, tình trạng sẽ thêm nặng vì tính nhuận tràng của loại quả này.
Ngoài ra, khi đang bị ốm nghén không được phép ăn đu đủ xanh hay chưa chín tới. Vì chúng sẽ có nguy cơ gây sảy thai bởi papain làm tử cung bị co thắt lại có trong đu đủ xanh.
Bà bầu ăn đu đủ chín sẽ rất tốt cho thai nhi và người mẹ, nhưng đừng quá lạm dụng mà gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Hy vọng ở bài viết trên đã giúp mẹ cập nhật được thêm thông tin bổ ích!