Cưới hỏi được cho là một sự kiện quan trọng từ ngàn xưa và kéo dài cho tới ngày nay. Mỗi thế hệ, mỗi giai đoạn của xã hội, phong tục cưới cổ truyền hay hiện đại sẽ được tổ chức theo những cách riêng.
Hôm nay hãy cùng Lavender, lội ngược thời gian để xem nét đẹp của phong tục cưới cổ truyền nhé!
1. Kén chọn:
Lệ xưa việc lấy vợ, gả chồng là việc của cha mẹ. Kén rể, kén dâu là một công việc tiền hôn lễ nhưng rất quan trọng.
Trước hết là việc xem xét gia đình dự định trở thành thông gia xem thuộc loại gia đình như thế nào? Áp dụng theo câu nói “Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống” cho cả hai bên.

Chú ý việc xem tuổi thì cứ “Gái hơn hai, trai hơn một” là tốt. Đó là về tuổi còn ngoại hình thì người phụ nữ cũng phải “Lưng chữ vụ, vú chữ tâm” phải “thắt đáy lưng ong’”.
2. Dạm ngõ:
Đây là lần đầu tiên đại diện nhà trai đến nhà gái.
Lần “đặt vấn đề” này hoàn toàn có tính “đánh tiếng”, “làm quen”.

Nếu sau lần dạm ngõ này không có vấn đề gì thì lễ ăn hỏi chính thức được tiến hành. Điều đáng chú ý là trong lần chạm mặt này, cô dâu, chú rể tương lai sẽ được thấy mặt nhau. Vì thế còn được gọi là lễ xem mặt.
3. Ăn hỏi trong phong tục cưới cổ truyền
Có nơi gọi là lễ bỏ trầu cau.
Lễ ăn hỏi diễn ra khi hai bên trai gái đã “ưng ý” nhau và thống nhất “ngày lành tháng tốt” sẽ tổ chức ăn hỏi. Nhà trai mang lễ vật gồm trầu cau, chè thuốc, có khi là xôi gà đến nhà gái để chính thức bàn chuyện cưới xin.
Trong xã hội cũ thì lễ này là lễ “ngã giá”. Nhà gái sẽ được đưa ra yêu cầu, tức là nơi thách cưới. Lệ cưới cũ, thách cưới tức là yêu sách do nhà gái đặt ra với nhà trai. Thường là thách trang sức, gối chăn, quần áo cho cô dâu. Hay ít ruộng vườn cho đôi vợ chồng mới và các thực phẩm khác để làm cỗ cưới.

Sau lễ hỏi, nhà gái mang trầu cau đi chia khắp họ nội ngoại, xóm giềng, bè bạn. Miếng trầu cau thay cho lời thông báo việc gả chồng cho con.
4. Lễ cưới:
Sau khi các điều (yêu sách) đã được nhà trai thực hiện. Người ta chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ cưới.
5. Lễ lại mặt:
Sau đêm tân hôn, vợ chồng mới dắt nhau về nhà gái. Mọi việc suôn sẻ sẽ tổ chức tiệc mừng. Lễ lại mặt xưa là để cô dâu tỏ chữ hiếu với cha mẹ, mặt khác, còn có ý nghĩa cô ấy, chị ấy đã làm toại nguyện chàng trai.

6. Lễ nộp cheo:
Là một nghi lễ phụ trong đám cưới, nhưng nhất thiết phải có. Không có bữa khao này thì đôi vợ chồng mới không được coi là thành viên của làng xóm. Chú rể còn phải nộp một số vật liệu như gạch, ngói để tu bổ các công trình công cộng của làng xóm bên gái.

Ở xã hội hiện nay, những tục lệ này đã được giản lược rất nhiều. Bạn thích tổ chức đám cưới theo phong cách nào? Hãy chia sẻ cùng Lavender.
Xem thêm. Tại đây.