Những ngày gần đây, LAVN LAW FIRM nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề: Chủ đầu tư có cần phải xin cấp giấy phép lao động không? Để cho người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã tìm hiểu ý kiến từ các chuyên gia và bài viết dưới đây sẽ cho quý độc giả hiểu hơn về vấn đề này. Mời các bạn cùng theo dõi!
Những trường hợp mà người lao động nước ngoài được miễn giấy phép lao động
Mặc dù khi vào Việt Nam làm việc, người lao động cần phải có GPLD theo quy định của pháp luật. Nhưng cũng có những ngoại lệ, tức vẫn có một số trường hợp được miễn giấy phép lao động. Vậy những trường hợp được miễn đó cụ thể là ai/những ai?
Theo nghị định 11/2016, quy định cụ thể các trường hợp được miễn cấp giấy phép lao động, gồm có:
- Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc trong thời hạn dưới 03 tháng;
- Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty TNHH MTV ;
- Người nước ngoài là thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên;
- Người nước ngoài là thành viên trong Hội đồng Quản trị của công ty cổ phần;
- Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện chào bán dịch vụ và sản phẩm;
- Người nước ngoài vào Việt Nam để giải quyết khẩn những những sự cố kĩ thuật, công nghệ phức tạp phát sinh làm ảnh hưởng đến tiến độ phát triển của công ty mà chuyên gia Việt Nam không thể giải quyết và xử lí được.
- Luật sư nước ngoài đã được Bộ tư pháp cấp phép hành nghề luật tại Việt Nam.
Vậy, đối chiếu với những trường hợp cụ thể nêu trên thì chủ đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam sẽ được miễn giấy phép lao động. Nhưng, nghị định 102 năm 2013 có bổ sung rằng, khi người nước ngoài – tức chủ đầu tư được miễn giấy phép lao động thì phải làm hồ sơ để xin miễn giấy phép lao động.
Thủ tục xin miễn work permit cho chủ đầu tư nước ngoài
- Danh sách lí lịch trích ngang về người lao động, gồm có: Họ tên, giới tính, số hộ chiếu, vị trí công việc, trình độ chuyên môn, địa điểm làm việc, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc, giấy tờ kèm theo;
- Công văn theo mẫu (mẫu số 10 – thông tư tháng 03/2014 – BLĐTBXH);
- Có văn bản chứng minh được doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại Việt Nam (không quá 12 tháng).
- Văn bản chứng minh mình là giám đốc điều hành, nhà quản lí, chủ đầu tư, chuyên gia hoặc lao động kĩ thuật.
- Văn bản xác nhận kinh nghiệm;
- Bằng cấp chứng minh trình độ từ Đại học trở lên và phù hợp với vị trí công việc ứng tuyển.
- Nếu bạn là chủ doanh nghiệp bạn phải có giấy phép kinh doanh, giấy phép đầu tư (đối với chủ đầu tư),
- Giấy phép lao động (nếu có);
- Hộ chiếu sao y nguyên cuốn, có công chứng.
Lưu ý: Các giấy tờ nêu trên được miễn hợp pháp hóa lãnh sự nhưng phải được dịch sang tiếng Việt và phải được công chứng.
Dịch vụ làm giấy phép lao động của LAVN LAW FIRM
Việc soạn thảo các loại đơn từ phức tạp và làm việc với cơ quan nhà nước luôn là thử thách với nhiều người. Vì vậy, lựa trọn một đơn vị tư vấn cung cấp dịch vụ xin GPLD uy tín là việc các doanh nghiệp nên làm. Để hỗ trợ khách hàng tối đa trong việc xin cấp giấy phép lao động, L.A.V.N sẽ thực hiện các công việc sau để giúp Quý khách hàng thuận lợi nhất trọng việc xin cấp giấy phép lao động
- Tư vấn điều kiện, thủ tục để được cấp giấy phép lao động;
- Tư vấn soạn thảo giải trình đề nghị tuyển dụng người lao động nước ngoài gửi chủ tịch UBND thành phố;
- Đại diện khách hàng gửi công văn xin ý kiến chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố về việc xin tuyển dụng người lao động nước ngoài;
- Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật công chứng các giấy tờ cần thiết.
- Đại diện khách hàng liên hệ với Sở Lao động Thương binh Xã hội để nộp hồ sơ và nhận kết quả xin cấp GPLD.
Bạn có thể liên hệ ngay với LAVN để được biết thêm chi tiết!
Xem thêm: Thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư
LAVN LAW FIRM
Địa chỉ : Lầu 3, Tòa nhà Lộc Thiên Ân, Số 49 Lê Quốc Hưng, F.12, Q.4, TP. HCM
VP Hà Nội: Phòng 302 – số nhà 94 ngõ 126 đường Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (028) 6261 6569 | Fax: 028 6261 6639
Email: support@lavn.com.vn | Website: www.lavn.com.vn